Subscribe:Posts Comments

You Are Here: HomeHot new , T Xã hội chưa đẹp � Tội ác man rợ mang tên loài người!!!

"Đó là lẽ tự nhiên thui, mạnh được yếu thua. Con người mạnh mẽ, vậy con người nắm quyền sinh sát trong tay..."

Ông bạn nối khố ở Vũ Quang - Hà Tĩnh mời đi nhậu thịt thú rừng và khẳng định: “Cậu thích món thịt gì ở đây có tất”. Sau đó, còn bồi thêm: “Sáng nay, thợ săn vừa bẩy được con mang tươi lắm. Tớ điện thoại đặt rồi”.

Quán đặc sản P, nằm cách Trung tâm khu bảo tồn Vườn Vũ Quang khoảng độ 100m, thoáng trông qua sơ sài không có gì sang trọng cả. Thế nhưng khi vào bên trong mới thấy “người ra, kẻ vào” nhậu thịt rừng tấp nập.

Thấy chúng tôi chị chủ quán đon đả: “Có ngần ấy khách, mà chú dặn nhiều thế, ăn sao hết?”. Nhìn tôi có vẻ thích thú rừng. Chị chủ quán còn cười bảo: Nếu rảnh mai bảo chú ấy mua ít rượu ngon theo chân phường thợ săn đi cho biết mùi vị săn thú rừng.

Kinh hoàng chuyện săn bắt thú rừng

Không như lời chị chủ quán nói, phải lân la mất năm ba hôm tôi mới làm quen và được mấy tay thợ săn nơi đây hứa cho đi “săn ké”. Gọi là phường săn cho oai, thực ra họ là những lão nông “vô công rồi nghề” không có công việc làm thêm những tháng nông nhàn, vì thế mỗi khi rảnh rỗi họ chỉ biết vào rừng Vườn Vũ Quang chặt gỗ lậu và săn thú kiếm sống lần hồi.



Một con khỉ trưởng thành sau khi bị bắn hạ được nhóm phường săn thịt ngay để liên hoan.

Vừa 4h sáng, đã thấy lão H dẫn đầu tốp người, tay cầm bó tăm xe đạp nhọn hoắt, vai vác khẩu súng kíp cũ, ngồi chờ trên chiếc xe Min đã nổ máy sẵn. Nhóm phường săn còn lại kẻ mang súng, người đeo dây thừng, nồi, gạo… rồi thẳng tiến vào rừng khi trời còn tối mịt.

Gần 1h trưa mới vào đến địa phận làng Kim Quang thuộc xã Hương Đại (giáp biên giới nước bạn Lào) cả nhóm gửi xe máy tại nhà một người quen, rồi cùng nhau mang theo đồ đạc đi bộ vào trong rừng sâu. Từ làng Kim Quang ngược qua suối tiến vào vùng sâu theo những vách đá, cây rậm cả nhóm mắt cứ chằm chằm trên những vạt đất nhão bên khe suối.

Đến một bãi đất trống gần cạnh con suối lão H đặt khẩu súng săn và đồ nghề xuống rồi buông lời: “Mấy đứa đi tiếp đi, ở đây nhất định có con mang mới ra uống nước. Mọi người men theo con suối đi tiếp còn H ngồi lại nheo mắt quan sát các hướng rồi nói: Chú lên gốc cây đầu kia ngồi chờ anh, tí anh em mình bắn con chim ngồi nhậu lai rai chờ trưa con mang này ra uống nước kiểu chi mà chả sập bẫy”.


Chỉ bằng những cuộn dây thép đơn giản nhưng con thú dù to như trâu rừng cũng dính cước.

Lão dùng xẻng đào một hố sâu rồi đặt đoạn dây thừng đã thắt nút vào đó. Vừa cắm những chiếc tăm xe đạp vào trong hố rồi dùng lá cây nguỵ trang che cái hố lại. Lão vừa giải thích: “Đây gọi là bẫy phật, một đầu thắt cổ nút, một đầu treo lên cành cây, khi con mồi sụp xuống sẽ động dây thừng làm cành cây đầu kia phật lên và con mồi tự nhiên bị treo ngược lên cây”.

Cũng theo lão, đây là bẩy thông dụng để bắt các loài thú lớn như : Mang, nai, cheo, lợn rừng… Ngoài ra đối với các loài như chồn, trút, tê tê, rắn thì chỉ cần dùng một ít mồi cắm vào cái bẫy kẹp khi con mồi lại ăn thì bị kẹp chặt ngay cổ. Với các kiểu bẫy này mỗi ngày nhóm thợ săn của lão cũng bẩy được kha khá nhiều loại thú quý hiếm ở vườn Quốc gia này.
Đặt xong bẫy, lão H bảo tôi đưa đùm cơm gói sẵn ra ăn rồi đi tiếp. Lão nói: “Ăn xong anh đưa chú đi săn khỉ… Vùng này có đủ loài thú rừng. Từ voi, vượn, khỉ đến các loại động vật quý như vọc chà là, sao la, hươu nai …. đều có”.

Vừa ăn lão H vừa kể cho tôi về nhiều chuyến vào rừng của lão. Theo lão mấy năm nay do cánh rừng này có nhiều nhóm thợ săn vào đây “tận diệt”, vì thế các loài thú một phần bị bắt, một phần sợ con người tiêu diệt nên đi hết, những loài gan lì như voi mà cũng bị các thợ săn hạ gục.



Lại thêm một con vọc thuộc diện sách đỏ bị bắn hạ.

“Hai năm trước, ở vùng rừng Hương Đại có đàn voi dữ khoảng 5 con thường xuyên về làng phá hoa màu của người dân nhưng thời gian gần đầy không về nữa vì có 2 con trong đàn đã bị nhóm thợ săn bắn chết cách đây một năm…”.

Lão còn kể thêm: Để săn được vọc, vượn thì phải chờ sau những trận mưa mới thấy. Bình thường những loại này ẩn náu rất khôn con người không phát hiện ra chúng ở đâu nhưng sau trận mưa thì chúng ra nhảy nhót kêu nhau ríu rít trên cây. Phường săn phải lần mò theo tiếng kêu để phát hiện và bắn hạ.

Mỗi chuyến đi săn khoảng năm ba ngày, thậm chí có khi kéo dài cả tháng không chừng, vì săn được con thú nào, trong nhóm cử một, hai người lo vận chuyển hàng ra cho “đầu nậu” đưa đi tiêu thụ. H cho biết: “Loại hàng con nhỏ thì dễ đưa ra khỏi rừng nhưng những loại quý thì chỉ có làm thịt tại chổ. Để cả con như vậy mà đưa ra sẽ bị kiểm lâm bắt không chỉ lỗ mà con đi tù nữa”.

Và tiếng kêu vô vọng

Theo ông Nguyễn Văn Lợi, xã Hương Liên cho hay, những năm trước đây ở Vườn Quốc gia Vũ Quang cơ man là thú rừng các loại trú ẩn, vì đa dạng nên đã được Nhà nước tăng cường lực lượng bảo vệ. Tuy nhiên, vì lợi ích riêng của một số người mà không kể ngày đêm vào đây “tận diệt” thú rừng.

Cũng theo ông, mặc dù bảo vệ vườn đã tích cực nhưng do lực lương mỏng. Trong khi rừng lại nằm gần dân, vì thế rất khó cho việc bảo vệ và phát hiện. Đa số người dân sống nơi đây vốn quen với sống dựa vào rừng.



Do chưa về ngay được, con khỉ được làm thịt ngay trong lòng hồ thuộc Vườn Quốc gia Vũ Quang.

Theo gợi ý của một số “đầu nậu” cung cấp thịt rừng các nhà hàng mới biết được các món “đặc sản” rừng này đang được thực khách thích ăn đến nhường nào.

Từ các quán nhỏ ở thị trấn đến các nhà hàng có hạng ở thành phố đều có các món này. Đủ thứ món từ rừng như: thịt khỉ, lợn rừng, gà rừng… được mời chào một cách công khai qua các biển hiệu. Các loại quý như mang, chẻo, tê tê… cần thì chỉ cần hỏi nhỏ chủ quán là đáp ứng ngay.

Các vùng gần Vườn Quốc gia, thậm chí thịt rừng có khi bày bán công khai trên các trục đường liên xã với giá khá rẻ. Một kg thịt chẻo bán khoảng hai trăm nghìn, thịt trút, chồn sóc bán theo con hoặc theo kg, khoảng trăm nghìn.


Những con nguyên vẹn, được các "đầu nậu" cung cấp cho dân chơi làm thú nhồi bông.

Đối với dân thành thị thì thịt rừng là một đặc sản quý hiếm nhưng với dân vùng sơn cước các huyện miền núi như Vũ Quang, Hương Khê, Hương Sơn ( Hà Tĩnh) thì món thịt rừng được ăn như “cơm bữa” chỉ cần ra ngõ là mua được.

Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) hiện có khoảng 60 loài thú, 187 loài chim, 38 loài bò sát, 26 loài lưỡng cư và 56 loài cá.

Trong đó có 26 loài thú, hơn 10 loài chim, 16 loài bò sát, đặc biệt có 36 loài phụ thú đặc hữu của khu rừng Trường Sơn Bắc như: Sao la (còn gọi là dê rừng dài (năm 1992) và mang lớn (năm 1993), voọc vá chân nâu, voọc Hà Tĩnh, vượn má vàng ... cần được bảo vệ.

Tuy nhiên, những loại động vật đặc biệt quý hiến nơi đây đang bị con người tận diệt săn bắt một cách vô tội vạ... thì chỉ một thời gian sau có lẻ tuyệt chủng.

0 nhận xét

Leave a Reply